Trong cuộc sống chúng ta gặp khá nhiều người kết hôn suốt đời mà chẳng có con? con hư, con ngoan, con hiếu thảo, con bất hiếu, … Vì sao lại thế? Vì sao người ta nói chuyện con cái thì cũng phải có duyên mới được? Và muốn có con cái phải có đủ duyên thì mới đầu thai vào nhà mình, nếu không có duyên nó không đầu thai vào nhà mình đâu. Trong kinh đức phật có nhắc đến 4 loại nhân duyên:
4 loại con cái
- Loại thứ nhất là loại báo ân: Trong các kiếp trước, ở những đời quá khứ thì đôi bên đã từng có ân huệ, tình nghĩa với nhau nên giờ nó thấy chúng ta đã đầu thai vào nhà chúng ta để báo ân nên chúng ta có được đứa con hiếu thảo, ngoan hiền, lễ phép và yêu thương chăm sóc chúng ta.
- Loại thứ 2 là loại đến để báo oán: Trong đời quá khứ chúng ta đã kết thù oán hận với nó nên kiếp này nó đến làm con cái chúng ta sẽ là đứa con ngỗ nghịch làm cho nhà tan cửa nát, gia đình suy sụp, người chết vì nó đến để trả thù mà những đời trước đã gây. Vì thế chúng ta không nên gây thù chuốt oán với người khác. Vì thù oán ở bên ngoài chúng ta còn biết cách đề phòng chứ nếu nó đến nhà mình đầu thai trả thù thì biết làm thế nào đây chứ? Nếu chúng ta hại chết người khác thì cũng chỉ có cái xác lìa đời thôi, thần thức nó vẫn còn và nó tiếp tục đến làm con cháu chúng ta và sẽ là đứa con cháu ngỗ nghịch và khiến cho nhà cửa tan nát hay có người chết. Oan gia nên giải không nên kết.
- Loại thứ 3 là loại con cái đến để trả nợ. Ở những đời trước nó thiếu nợ chúng ta nên kiếp này đầu thai làm con cái chúng ta để trả nợ, vì đến trả nợ nên nó làm lụng vất vả để nuôi cha mẹ, tùy theo món nợ ít hay nhiều mà nó cho cha mẹ cuộc sống sung túc, đầy đủ vật chất hay chỉ vừa đủ. Vì nó đến trả nợ nên có thể sẽ phụng dưỡng cha mẹ nhưng xét về mặt cung kính, tâm hiếu thuận thì không có. Loại báo ân thì trong lòng có tâm hiếu thuận, thương yêu, cung kính chứ trả nợ thì khó có tâm này. Đôi khi nó còn chán hay ghét bỏ cha mẹ nhưng về mặt tiền bạc nó vẫn cho nhiều ít tùy thuộc vào món nợ xưa kia chúng nó thiếu.
- Loại đến đòi nợ: Loại này chỉ đến với chúng ta để đòi món nợ mà xưa kia ta thiếu thôi, nếu thiếu nhiều thì ở lâu, thiếu ít thì đòi xong rồi lại đi. Có nhiều người nuôi con được 1, 2, 3 năm gì đó con chết. Có người nuôi con từ nhỏ đến lớn nuôi ăn học thành tài vừa tổ chức ăn mừng tốt nghiệp xong con chết. Nợ đã đòi xong nên nó đi.
Duyên con cái cha mẹ
Gia đình, anh em, cha mẹ, họ hàng với nhau vì do 4 loại quan hệ trên mà đời này có duyên gặp nhau, sống cùng nhau vì ân oán, nợ nần mà trở thành gia đình sống chung một nhà. Vì thế giữa người với người có duyên phận là vậy. Có người vừa gặp đã thích, đã thương, có người vừa gặp chẳng làm gì ta, ta cũng ghét. Nợ nần, oán hận đừng nên kết vì ta gieo, ta kết rồi thì cũng phải đến ngày trả mà thôi. Ân oán, nợ nần nên hóa giải không nên gieo. Khi chúng ta hiểu được những mối nhân duyên này chúng ta sẽ biết được lý do gặp ai đó dù tốt, dù xấu, dù họ mang điều gì đến với chúng ta thì chúng ta vẫn bình thản đón nhận và không còn oán trách, đau khổ nữa. Tôi có nhớ một câu thầy tôi từng dạy nợ nần, ân oán cần được hóa giải và chuyển hóa, nghiệp mình gây ra trước đây nếu giờ phải trả thì hãy trả một cách vui vẻ nhất có thể để hóa giải, chuyển nghiệp và trả được cả gốc lẫn lãi. Nếu trả nợ mà chúng ta oán trách, đau khổ, thù hận thì nợ đó chúng ta trả mãi không hết vì chỉ trả được cái lãi cái gốc vẫn còn nên vẫn còn phải trả hoài và gây cho người trả nỗi khổ, người được trả cũng khổ và cùng nằm trong vòng quẩn không lối thoát cứ trả từ kiếp này sang kiếp khác chi bằng hóa giải nó và chuyển nghiệp. Khi người gây cho ta nổi khổ hay những điều không tốt ta hiểu rằng hạt giống xưa kia, nghiệp trước kia ta gây giờ phải trả lại cho người nên vui vẻ trả để trả được cả gốc lẫn lãi và giúp cho người trả cũng nhẹ nhàng, chủ nợ cũng thoải mái mà bỏ qua.