Chúng ta thường bảo rằng cái này làm thế này mới đúng, làm thế kia thì sai, nên làm thế này mới tốt, làm thế kia thì không tốt, … Và khi người khác làm không đúng ý ta mà ta cho là đúng thì ta liền bực bội lên, khó chịu lên và lấy cái tôi của mình áp đặt lên người khác nếu không áp đặt được ta lại khó chịu.
Đúng sai chỉ là tương đối
Thực ra cái đúng với ta chưa hẳn đúng với người khác, cái tốt với ta chưa hẳn ở vị trí người khác là tốt, cái chúng ta cần chưa hẳn người khác cần. Mà cái chúng ta cho rằng thời điểm này đúng chưa hẳn thời gian sau còn đúng nên mọi việc đúng – sai thường là chúng ta gán ý nghĩa cho nó và rồi muốn người khác cũng theo nó. Nhưng nó đúng là trước đó còn hôm nay là một ngày hoàn toàn mới, mọi thứ mới, mọi thứ khác đi rồi đâu phải ngày hôm qua đâu mà còn đúng. Vì vậy mọi vật, mọi việc đúng hay sai, tốt hay xấu nó điều mang ý nghĩa tương đối và điều có tính không. Cái ý nghĩa này là do chúng ta gán, chúng ta nghĩ và vì chúng ta gán thì chúng ta có thể thay đổi. Nếu chúng ta mong muốn cuộc sống tốt hơn thì chúng ta gán ý nghĩa tốt và làm cho mọi thứ theo chiều hướng tốt mà mình mong muốn. Còn nếu chúng ta gắn ý nghĩa xấu thì sẽ làm cho những điều mình không mong muốn xảy đến.
Nếu chúng ta luôn giành phần đúng thì cuộc sống chúng ta sẽ thường xuyên rơi vào bế tắc, cả bản thân và gia đình, cùng những người xung quanh cũng sẽ khổ theo. Tại sao người nước ngoài đụng xe ai cũng giành phần sai và ai cũng nói câu xin lỗi rồi đỡ nhau vậy và vui vẻ đi tiếp còn khá nhiều người Việt Nam đụng xe xong ai cũng giành phần đúng rồi cãi nhau, chửi nhau, xong đánh nhau thậm chí đụng xe không sao, không chết mà ai cũng giành phần đúng hết dẫn đến đánh nhau đi bệnh viện và chết vì đánh nhau.
Tham khảo thêm: Con người hơn nhau ở điểm gì
Tại sao nhiều gia đình người nước ngoài khi có những sự việc không mong muốn xảy ra ai cũng giành phần trách nhiệm, phần lỗi mình sai, mình thiếu xót chỗ này, chỗ kia rồi cùng nói lời xin lỗi, cùng ôm nhau và cùng giải quyết rồi gia đình hòa thuận, yêu thương hạnh phúc, còn khá nhiều gia đình xung quanh chúng ta khi có sự việc gì không mong muốn xảy ra thì ông đổ lỗi tại bà, bà đổ lỗi cho ông, nhà nội đổ lỗi nhà ngoại, nhà ngoại đổ lỗi tại nhà nội rồi kéo nhau ra tòa li dị con cái nheo nhóc, thậm chí khi vô tình gặp lại còn hái quýt hoặc cả đời không thèm nhìn mặt nhau.
Đúng chưa hẳn đã tốt, sai chưa hẳn đã xấu
Nếu đúng là tốt, sai là xấu thì đáng lý ra đúng phải làm con người ta hạnh phúc hơn, sống tốt hơn chứ, văn mình hơn và hòa nhã hơn đúng không? Tại sao đúng tốt mà phải làm bạn bè trở mặt, anh em không nhìn, gia đình ly tán, tình bằng hữu mất, tình thân mất, cuộc sống khổ đau hơn.
Khi sự việc gì đó xảy ra dù muốn, dù không nó cũng đã xảy ra rồi. Điều chúng ta có thể làm là hãy đón nhận nó và tìm cách nào đó làm cho nó tốt hơn giúp cuộc sống nhẹ nhàng, hạnh phúc và bình an hơn. Khi chúng ta nhận chúng ta sai, chúng ta xin lỗi điều đó không có nghĩa là chúng ta sai hay chúng ta mềm yếu, hèn nhát mà thực sự chúng ta coi trọng mối quan hệ đó, coi trọng người bạn, người thân, người đối tác của mình và lời nói xin lỗi của chúng ta có thể xoa dịu được những tổn thương của họ, có thể cứu vãn mối quan hệ, có thể làm cuộc sống chúng ta trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn thì lời xin lỗi đó có đáng để nói ra không? Hạnh phúc, khổ đau, đúng, sai ở ngay bên trong chúng ta, lựa chọn thế nào đó là do mỗi người.
Tham khảo thêm: Hơn thua được gì ở đời